Thủ tục khử trùng xuất khẩu nông sản  ra nước ngoài hiện nay vô cùng phức tạp do phải thực hiện nhiều bước cũng như chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Để lô hàng được thông quan thuận lợi ở quốc tế, nhà xuất khẩu nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, đơn vị khử trùng hàng hóa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Sau đây hãy cùng Công ty Cổ Phần Khử Trùng AKNT mang đến giải pháp xuất khẩu nông sản đi nước ngoài đạt đủ tiêu chuẩn, chất lượng nhé.

1. Thủ tục xuất khẩu nông sản ra nước ngoài cần chuẩn bị thế nào?

Xuất khẩu nông sản cần tuân thủ những quy định như sau:

1.1 Quy định chung khi xuất hàng nông sản

Điều kiện chung về an toàn thực phẩm:

  • Tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, các chất khác có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
  • Quy định về phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất.
  • Quy định về bao bì và nhãn sản phẩm.
  • Quy định về bảo quản thực phẩm.
  • Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của thực phẩm.
  • Chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền với thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc từ động vật.

Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn với nguồn gây hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
  • Có đủ nước đạt chuẩn kỹ thuật để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Có đủ dụng cụ rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu, bao bì, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

1.2. Quy định riêng đối với từng mặt hàng xuất khẩu nông sản

Các mặt hàng xuất khẩu nông sản khi xuất khẩu cũng cần đáp ứng những quy định như sau:

Đối với các loại trái cây:

Một số loại trái cây thường được xuất khẩu là thanh long, chôm chôm, nhãn, dừa, mít, xoài,…Trái cây khi xuất khẩu không được sử dụng chất bảo quản (ngay cả chất bảo quản sinh học). Quá trình phân loại, thu hoạch và chế biến phải diễn ra nhanh chóng để tránh hư hỏng. Nhiều doanh nghiệp bảo quản trái cây bằng cách rửa nước ozone, giữ lạnh, bôi sáp đầu cuống,…

Đối với gạo

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có ít nhất 1 kho chứa chuyên dụng tối thiểu 5000 tấn thóc, cơ sở vật chất đáp ứng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời có ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc gạo, công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Đối với cà phê

Với mặt hàng cà phê, khi xuất khẩu nước ngoài cần có giấy chứng nhận kiểm dịch, tốt nhất là doanh nghiệp nên liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi về yêu cầu kiểm dịch để chuẩn bị trước. Ngoài ra còn có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo form ICO.

Đối với chè khô (trà)

Đối tác nhập khẩu chè khô có thể yêu cầu các loại giấy phép như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy xác nhận hun trùng, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận chất lượng. Doanh nghiệp cần xác nhận với nước nhập khẩu để chuẩn bị giấy tờ đầy đủ trước khi xuất khẩu.

Đối với rau củ quả

Rau củ quả không phải là mặt hàng bị cấm xuất khẩu nên chỉ cần đáp ứng những yêu cầu như sau: kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do và giấy chứng nhận y tế.

Đối với tiêu

Tiêu là mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, không cần đóng thuế xuất khẩu và thuế VAT. Doanh nghiệp cần kiểm tra tiêu đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nước nhập khẩu hay chưa. Một số tiêu chí cần kiểm tra là kiểm dịch thực vật, chiếu xạ, vùng trồng tiêu đạt chuẩn, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc,…

2. Quy trình thủ tục xuất khẩu nông sản như thế nào?

Để hàng hóa được thông quan xuất khẩu nước ngoài thuận lợi, doanh nghiệp phải tiến hành quy trình xuất khẩu nông sản theo 6 bước:

Bước 1: Kiểm tra mặt hàng nông sản

Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nên kiểm tra nông sản liệu có đạt chất lượng tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu không. Nếu đáp ứng tốt, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo cơ hội cho hàng hóa được thông quan sau đó

Bước 2: Xử lý hàng nông sản và thủ tục kiểm dịch

Mặt hàng nông sản xuất khẩu phải thỏa mãn một số yêu cầu sau đây:

  • Nông sản phải được trồng và thu hoạch từ khu vực có nguyên liệu sạch, được chứng nhận Vietgap hoặc GlobalGap.
  • Thực hiện hun trùng, chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, làm C/O đúng trình tự quy định.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, hàm lượng và không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bên trong.
  • Quy cách đóng gói phù hợp, sử dụng thùng carton, bao bì chắc chắn khi đóng hàng, để hạn chế xảy ra hư hỏng.

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục xuất khẩu nông sản

Đối với mặt hàng nông sản, yêu cầu doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán (SALE CONTRACT).
  • Hóa đơn thương mại (COMMERCIAL INVOICE).
  • Hóa đơn đỏ (INVOICE).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (PACKING LIST).
  • Booking với hãng tàu vận tải/hàng không (BOOKING).
  • Bill gốc (ORIGINAL BILL OF LADING – BL).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CERTIFICATE OF ORIGIN).
  • Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY).
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY).
  • Giấy xác nhận hun trùng (FUMIGATION).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CERTIFICATE OF FREE SALES – CFS).
  • Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm (HEALTH CERTIFICATE – HC).
  • Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (QUALITY AND QUANTITY CERTIFICATION).
  • Giấy chứng nhận bức xạ (RADIATION CERTIFICATION).

Lưu ý: Thông thường, các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, booking và bill gốc là bộ chứng từ cơ bản, bắt buộc phải có khi thực hiện xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, các loại giấy chứng nhận có thể phát sinh dựa theo điều kiện Incoterm hoặc theo quy định của quốc gia nhập khẩu.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

Khi thủ tục xuất khẩu nông sản đã hoàn thành, tiếp theo doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu để book container đóng gói hàng hóa, chuẩn bị thực hiện khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan

Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản dựa vào số liệu được cung cấp khi đóng gói hàng hóa. Sau đó, doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử, mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng vào sổ tàu.

Bước 6: Thực hiện thông quan hàng hóa nông sản

Song song quá trình thông quan cho hàng hóa, doanh nghiệp phải đính kèm chi tiết bill và submit VGM trước 2 ngày đến hãng tàu đã đặt chỗ. Mục đích là để hãng tàu có thời gian soạn thảo hóa đơn và gửi lại cho bạn kiểm tra.

Nội dung trên chính là những điều kiện bắt buộc phải có khi mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản ra nước ngoài. Nếu các bạn xem qua bài viết này có nhu cầu hoặc thắc mắc về các dịch vụ hun khử trùng thì hãy liên hệ với Công ty Cổ Phần Khử Trùng AKNT để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí nhé.

 

Chọn Layout Này

Thay đổi Header

Header 1

Header 2

Thay đổi vị trí Section