Khử trùng nông sản trong nước và xuất khẩu


Khử trùng nông sản trong nước và xuất khẩu

Nông sản đặc trưng như gạo, sắn, cà phê, tiêu ,… là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tại Việt Nam. Chất lượng nông sản xuất khẩu tốt không chỉ mang lại lợi ích cho bà con nông dân mà còn mang lại lợi ích quốc gia. Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất Đông Nam Á. Muốn bảo quản hàng hóa lâu dài và chất lượng tốt hơn thì quá trình khử trùng kho bảo quản nông sản đóng vai trò rất quan trọng.

Nông sản như gạo, sắn,… có thành phần chủ yếu là tinh bột nên rất dễ bị mọt, côn trùng, sâu bướm xâm nhập. Trong những biện pháp tiêu diệt côn trùng thì Khử trùng nông sản xuất khẩu được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất. Thời gian bảo quản hàng hóa trong bao lâu là phụ thuộc vào quá trình khử trùng. Hàng hóa nông sản trước khi xuất khẩu đi những nước khác đều phải tiến hành khử trùng để tiêu diệt toàn bộ côn trùng gây hại có bên trong đặc biệt là mọt.

Đảm bảo hàng nông sản không bị côn trùng, nấm mốc, mối mọt phá hoại gây mất nguồn thu ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Khử trùng nông sản để tránh lây lan dịch bệnh từ côn trùng gây hại có trong nông sản, trong quá trình lưu thông hàng hóa từ nước này sang nước khác.

Các nước trên thế giới đang ngày càng siết chặt quy định về kiểm dịch thực vật, vì vậy, để thuận lợi trong việc xuất khẩu nông sản, tránh trường hợp nông sản không được thông quan do không đáp ứng các yêu cầu về quy định khử trùng nông sản cần thực hiện khử trùng nông sản trước khi xuất khẩu.

Tại sao phải khử trùng nông sản?

  • Đảm bảo hàng nông sản không bị côn trùng, nấm mốc, mối mọt phá hoại gây mất nguồn thu ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
  • Khử trùng nông sản để tránh lây lan dịch bệnh từ côn trùng gây hại có trong nông sản, trong quá trình lưu thông hàng hóa từ nước này sang nước khác.
  • Các nước trên thế giới đang ngày càng siết chặt quy định về kiểm dịch thực vật, vì vậy, để thuận lợi trong việc xuất khẩu nông sản, tránh trường hợp nông sản không được thông quan do không đáp ứng các yêu cầu về quy định khử trùng nông sản cần thực hiện khử trùng nông sản trước khi xuất khẩu.

Lợi ích của việc khử trùng nông sản?

– Liệu pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro đối với hàng nông sản được lưu kho trước khi ra thị trường tiêu thụ;

– Bảo vệ giá trị hàng nông sản đang bị côn trùng, mối mọt phá hoại;

– Điều kiện bắt buộc để xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường quốc tế;

– Khử trùng nông sản đáp ứng các yêu cầu nội địa;

– Đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm (HACCP/ISO 22000);

– Nâng cao hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp, tổ chức.

Đối tượng áp dụng

  • Các công ty sản xuất.
  • Các công ty thương mại.
  • Các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu khử trùng nông sản phục vụ kinh doanh, buôn bán hoặc xuất khẩu.
  • Các đơn vị sở hữu kho bãi dự trữ lương thực : Nhà máy sản xuất gạo , nhà máy lúa mì …

NÔNG SẢN LÀ THẾ MẠNH XUÂT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra…

Hiệp định EVFTA có mức cam kết cao nhất đã được ký kết (99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong vòng 7-10 năm), đặc biệt đối với một số mặt hàng nông sản mà ta có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu như gạo, thủy sản, cà phê, rau quả…

Việt Nam đã từng bước khẳng định mình như top 3 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 trong khối ASEAN và top 15 thế giới.

Trình độ canh tác ngày càng hoàn thiện nên năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao rõ rệt.

Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao hướng tới thông minh gắn với áp dụng các quy trình kỹ thuật chuẩn và cấp mã vùng sản xuất.

Đáp ứng nhu cầu thị trường trong việc chú trọng phát triển nông nghiệp sạch – an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

Phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, hình thành nhiều vùng nông nghiệp đặc thù theo chức năng như: nông nghiệp ven đô, nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu…

Chất lượng nông sản phải đáp ứng tiêu chuẩn như ISO, GMP, HACCP, Global Gap, Organic,,…  giúp sản phầm của người nông dân dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận, còn đem lại nguồn lợi lớn hơn từ thị trường nhập khẩu.

Trước khi sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường bắt buộc phải tồn kho bảo quản. Các mặt hàng nông sản rất dễ bị nấm mốc, mối, mọt và côn trùng xâm nhập trong quá trình lưu kho hàng hóa. Vì vậy, cần phòng tránh và tiêu diệt nấm mốc, mối, mọt và côn trùng để bảo quản nông sản được lâu dài.

Việt Nam phát triển nông nghiệp công nghệ cao

 

Chọn Layout Này

Thay đổi Header

Header 1

Header 2

Thay đổi vị trí Section